Nhận định các dấu hiệu bị nám da mặt và cách điều trị trước khi da bị nám nặng hơn   

Nhận định sớm các dấu hiệu bị nám sẽ giúp khách hàng phát hiện kịp thời, chữa trị đúng lúc, tránh để da bị nám nặng hơn. Dưới đây là hướng dẫn nhận biết của Keangnam Korea, cũng như gợi ý một số cách điều trị đơn giản tại nhà, cùng tìm hiểu nhé! 

5 dấu hiệu bị nám da mặt và cách điều trị
Khi nám mới xuất hiện sẽ có rất nhiều dấu hiệu mà phát hiện các sớm càng dễ điều trị

1. Nhận định các dấu hiệu bị nám da mặt

Các dấu hiệu bị nám xuất hiện khi da mặt xảy ra hiện tượng rối loạn sắc tố. Nó kích thích melanin – một loại hắc tố tăng trưởng quá mức, tạo thành các đốm sậm màu trên da. Vấn đề này thường gặp ở độ tuổi 30+ do lão hóa, hoặc những ai tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bị thay đổi nội tiết tố… cũng có thể bị nám.

→ Tìm hiểu thêm tại Các nguyên nhân gây nám mảng – loại nám nhẹ nhất

Nám da không gây đau ngứa, nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt. Vậy nên, khách hàng cần quan sát làn da của mình thường xuyên, cấp tốc chữa trị nếu phát hiện các dấu hiệu sau.

2. Da không đều màu 

Khuôn mặt đột nhiên xuất hiện một số vùng da tối màu, chênh lệch sắc độ so với xung quanh – là dấu hiệu đầu tiên của nám. Đây là “cảnh báo” cho thấy lượng melanin đã bắt đầu phát triển vượt trung bình. Vậy nên, khi thấy da không đều màu, xỉn một vài vùng bất thường, bạn cần nhanh chóng thực hiện các phương pháp tránh để nám rõ nét và lan rộng hơn. Các vị trí cần đặc biệt lưu ý là 2 gò má, mũi, cằm, trán…

Các dấu hiệu bị nám da mặt và cách điều trị
Nám càng lan rộng càng khó trị

3. Xuất hiện các mảng sẫm màu 

Da xỉn màu có thể là tiềm ẩn của nhiều vấn đề da liễu như tàn nhang, vẩy nến, viêm da… nhưng nếu xỉn theo mảng thì chắc chắn là dấu hiệu bị nám. Trong 6 tháng – 1 năm đầu, các mảng này rất nhạt, chỉ sẫm hơn vùng da bình thường khác, khó thấy rõ bằng mắt thường. 

Nhưng theo thời gian, chúng sẽ có màu nâu hoặc xám đen tập trung ở vùng “mặt tiền” như má, mũi… Đặc biệt, các mảng sẽ ngày càng lan rộng, không rõ ranh giới, thường đối xứng 2 bên khiến nhiều người bị mặc cảm, tự ti. 

Sẵn đây, Keangnam Korea cũng chia sẻ thêm một số cách phân biệt giữa nám và tàn nhang. Do có nhiều khách hàng vì nhầm lẫn mà để nám phát tán, trở nặng đòi hỏi điều trị phức tạp hơn.

  • Kích thước: Nám xuất hiện thành mảng lớn, lan rộng còn tàn nhang lại là những đốm nâu nhỏ từ 1-5 mm, đứng riêng lẻ.
  • Vị trí: Nám “tụ tập” ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như má, mũi, trán, cằm còn tàn nhang phân bổ khắp mặt, thậm chí cả những vùng ít tiếp xúc với ánh nắng.
  • Màu sắc: Nám có màu nâu hoặc xám đen; trong khi tàn nhang có màu nâu nhạt, đồng đều.

Nếu bạn đang bối rối không biết mình thuộc trường hợp nào, hãy đến gặp bác sĩ thăm khám để có kết quả chính xác nhất.

ĐẶT LỊCH HẸN VỚI BÁC SĨ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

4. Da nhạy cảm hơn 

Những vùng bị nám thường mỏng và yếu hơn nên sẽ vô cùng nhạy cảm. Đặc biệt khi chịu tác động bởi ánh nắng mặt trời hay sử dụng mỹ phẩm “nặng đô”, da sẽ dễ kích ứng, nổi đỏ… 

5. Da khô, sần sùi

Melanin tăng quá mức sẽ làm suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da, khiến da mất nước và trở nên khô ráp, thậm chí là bong tróc. Ngoài ra, hiện tượng này cũng khiến các vùng da nám dày hơn xung quanh làm bề mặt không còn láng mịn, sờ vào có cảm giác sần sùi.

Dấu hiệu bị nám này thường dễ bị bỏ qua, do nhiều người xem là bình thường khi qua 30 tuổi, hay những bạn có da khô tưởng là cấp ẩm thiếu. Nhưng thực tế, tình trạng khô da kéo dài ngầm thông báo da đang yếu đi, dễ bắt nắng gây nám.

5 dấu hiệu bị nám da mặt và cách điều trị
Cảnh giác với sự “xơ xác” của da ngay cả khi đó không phải là dấu hiệu của nám da mặt

Da có thể bị nám ở bất kỳ giới tính, độ tuổi nào. Dù đang 20 trẻ trung hay đã bước qua 50, hãy luôn lắng nghe làn da và quan sát cẩn thận để kịp thời phát hiện các dấu hiệu trên. Ngoài những vị trí phổ biến như vùng chữ T, nám còn có thể xuất hiện ở môi trên, dọc đường xương quai hàm, cổ, thậm chí cánh tay, lưng…

Khi nhận thấy da bắt đầu bị nám, điều quan trọng nhất là hành động ngay lập tức. Hãy thử áp dụng những cách điều trị đơn giản tại nhà dưới đây.

Cách điều trị tại nhà khi da bắt đầu bị nám

  • Sử dụng kem chống nắng bất cứ khi nào tiếp xúc với các thể loại tia UV (ánh nắng mặt trời, thiết bị điện tử…).
  • Chọn kem từ 50 trở lên và PA +++.
  • Che chắn thủ công bằng áo khoác, nón, kính…
  • Làm sạch da đầy đủ sáng và tối bằng nước tẩy trang + sửa rửa mặt.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ 1-2 lần/tuần bằng Retinol, Tretinoin, Corticosteroid…
  • Bôi kem chứa thành phần đặc trị nám (Hydroquinone, Hexylresorcinol, Arbutin, Kojic acid, Tranexamic Acid…)
  • Bổ sung dưỡng chất Vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B12 thông qua đường bôi hoặc uống, sản phẩm đã chế biến hoặc thực phẩm đều được.
  • Phục hồi da bằng Niacinamide, Acid Azelaic…

→ Xem thêm tại:

Các dấu hiệu bị nám da mặt và cách điều trị
Chống nắng và skincare đầy đủ để ngăn chặn nám ăn sâu

Ngoài thực hiện các phương pháp trên, bạn còn cần lưu ý một số điểm sau để các dấu hiệu bị nám thuyên giảm tích cực, ngăn ngừa trở nặng.

Lưu ý khi điều trị tránh để da bị nám nặng hơn

Dù nám da chỉ mới xuất hiện và vẫn còn ở mức độ nhẹ, nhưng quá trình điều trị vẫn đòi hỏi sự kiên trì lớn. Bởi melanin là vấn đề dưới da, nên những phương pháp trên bề mặt sẽ chỉ tác động được phần nào, hiệu quả tiến triển sẽ cần nhiều thời gian hơn. Bạn không nên nôn nóng mà hãy tìm hiểu cẩn thận các sản phẩm, thành phần, cũng như cách thực hiện bài bản. Đặc biệt, những bước đặc trị có thể tham vấn ý kiến chuyên gia tránh dùng sai hoặc lạm dụng, gây hại thêm cho da.

5 dấu hiệu bị nám da mặt và cách điều trị
Nên tham vấn từ bác sĩ để điều trị hiệu quả, tránh các mẹo dân gian

Bên cạnh chăm sóc da mặt, bạn cũng nên quan tâm nhiều đến sức khỏe cơ thể. Bởi đó là nền tảng vững chắc để da cải thiện tích cực và mạnh mẽ. Hãy ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.

  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày giúp tăng sinh collagen cho da thêm khỏe mịn.
  • Bổ sung nhiều rau quả giàu vitamin, Omega-3… có tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ gây nám.
  • Hạn chế chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… tránh gây stress làm tăng melanin.
  • Giảm các thức ăn nhanh, gây nóng, nhiều đường… góp phần làm chậm lão hóa.

Nếu bạn đã áp dụng các cách điều trị trên mà các dấu hiệu bị nám vẫn không cải thiện trong 6 tháng – 1 năm, hoặc các tính trạng như sưng đỏ, rát, đậm màu hơn… hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

ĐẶT LỊCH HẸN VỚI BÁC SĨ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp khách hàng kịp thời phát hiện các dấu hiệu bị nám. Nếu cần hỗ trợ chẩn đoán chuyên môn, hãy liên hệ 0911 833 555 để được thăm khám trực tiếp bởi các Thạc sĩ, Tiến sĩ danh tiếng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nếu nám da là vấn đề khiến khách hàng đang trăn trở thì không thể bỏ qua bài viết này. Keangnam Korea sẽ chia sẻ đến các bạn cách trị nám gò má tại nhà, giúp lấy lại làn da

Da bị nám nhẹ ở 2 bên gò má là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nám da ăn sâu. Vậy nên, nếu đang gặp tình trạng này, bạn nên điều trị ngay để tránh trở nặng khó

Peel da trị nám như một phương pháp tái sinh làn da đang chịu tác động của nám, sạm, giúp làn da trở nên trắng sáng, mịn màng, căng bóng như tuổi đôi mươi. Đó cũng chính là lý do

Lăn kim trị nám được xem là giải pháp loại bỏ những vết nám cứng đầu hiệu quả. Tuy vậy, trị nám bằng cách lăn kim cũng có nhiều hạn chế, tùy thuộc vào tình trạng da, đôi lúc có

Điều trị nám da mặt hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều tín đồ mê làm đẹp. Mặc dù lựa chọn những phương pháp trị nám hiện đại nhất, làn da bạn vẫn có thể trở

Các cách trị nám da mặt nào là giải pháp hoàn hảo cho làn da thương tổn lâu năm, giúp trả lại vẻ đẹp tươi trẻ nhanh chóng cho khách hàng? Cùng Keangnam Korea so sánh nhanh các ưu nhược

Đăng kí bác sĩ tư vấn

7 + 5 =
Tư vấn 24/7 hotline:
Form Icon

Đặt lịch tư vấn

Form Icon

Đăng ký tư vấn

Form Icon

Đăng ký nhận ưu đãi

1
Chat ngay
Tư vấn miễn phí