Những ngày đầu sau nâng mũi kiêng gì để tránh “xôi hỏng bỏng không”?

Sau khi nâng mũi kiêng gì và nên làm gì để mau chóng hồi phục, tránh những biến chứng không mong muốn do bất cẩn? Cùng Keangnam Korea tìm hiểu nhanh cách chăm sóc mũi sau khi nâng trong bài viết dưới đây nhé!

Những ngày đầu sau nâng mũi kiêng gì
Những ngày đầu sau nâng mũi nên kiêng cữ cẩn trọng để mau chóng hồi phục và tránh viêm nhiễm

Những ngày đầu sau nâng mũi kiêng gì để vết thương nhanh chóng hồi phục?

Thông thường sẽ phải mất từ 10 ngày đến 1 tháng để mũi khôi phục bình thường sau khi phẫu thuật. Trong 10 ngày đầu có thể xuất hiện các dấu hiệu sưng đỏ ở mũi và xung quanh bọng mắt, có cảm giác nghèn nghẹt, khó thở và có thể tiết dịch. Thường thì các dấu hiệu này sẽ giảm dần sau 10 ngày, hoặc lâu hơn. Vì vậy trong thời gian này bạn cần phải kiên nhẫn và cẩn thận trong các thói quen sinh hoạt để giữ được kết quả tốt nhất!

Dưới đây là những điều cần kiêng sau khi nâng mũi, đưa chia làm 3 giai đoạn chính: 10 ngày đầu tiên, 1 tháng đầu tiên và 1 tháng sau khi nâng mũi

1. Nâng mũi kiêng gì trong 10 ngày đầu tiên?

Đây là giai đoạn khó chịu nhất do vết thương còn mới. Dù cảm giác đau chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình nhưng sự khó chịu do sưng bên trong sẽ gây rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thêm vào đó, đây cũng là giai đoạn cần lưu ý và chăm sóc kỹ lưỡng để hỗ trợ vết thương hồi phục nhanh hơn. Dưới đây là những điều cần kiêng sau khi nâng mũi trong giai đoạn đầu tiên này:

  • Kiêng hoạt động thể chất mạnh: Do các hoạt động thể chất mạnh có thể gây áp lực và tổn thương cho vùng mũi, làm tăng nguy cơ chảy máu và sưng tấy. Bởi vậy bạn nên tránh vận động hay rèn luyện trong ít nhất 2 tuần đầu. Các hoạt động cần kiêng bao gồm chạy, nâng tạ và tập luyện cường độ cao. Tập thể dục nhẹ như đi bộ có thể bắt đầu sau một tuần, nhưng bạn nên tránh mọi bài tập khiến bạn đổ mồ hôi vì có thể gây sưng cho mũi.
  • Kiêng sờ hoặc chạm vào mũi: Bạn nên tránh chạm vào mũi sau khi nâng mũi để thúc đẩy quá trình hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng. Việc chạm vào mũi có thể gây kích ứng, viêm nhiễm, và thậm chí nhiễm trùng, điều này có thể làm chậm quá trình hồi phục. Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, mũi của bạn sẽ được nẹp hoặc băng gạc để hỗ trợ và bảo vệ mũi. Bạn nên tránh chạm vào hoặc gỡ bỏ các nẹp hoặc băng gạc này mà không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Kiêng thực phẩm cay nóng, khó tiêu hoặc gây dị ứng: Các loại thực phẩm này có thể gây viêm nhiễm và làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây thêm sưng và khó chịu.
  • Kiêng xông hơi và tắm nước nóng: Nhiệt độ cao có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng mũi, gây sưng tấy và làm chậm quá trình hồi phục.
  • Kiêng uống rượu, bia và hút thuốc: Rượu và thuốc lá làm giảm lưu thông máu và giảm khả năng lành vết thương của cơ thể.
  • Kiêng nằm nghiêng hoặc sấp khi ngủ: Nên nằm ngửa với gối kê cao trong ít nhất 15-20 ngày, đây cũng là giai đoạn vàng cho quá trình hồi phục vết mổ. Tư thế ngủ không đúng có thể gây áp lực lên mũi, làm lệch dáng mũi và gây sưng tấy, đặc biệt khi bạn rất dễ va quệt trong vô thức.
Nâng mũi kiêng gì trong 10 ngày đầu tiên?
Điều chỉnh tư thế ngủ sau khi nâng mũi cũng giúp ích rất nhiều

2. Nâng mũi kiêng gì trong 1 tháng đầu tiên?

Đây thường là giai đoạn sau cắt chỉ. Thông thường chỉ sẽ được cắt sau 7-10 ngày. Những kiêng cữ sau khi cắt chỉ bao gồm: 

  • Tiếp tục các kiêng cữ ở giai đoạn trước như: Tuyệt đối tránh hoạt động mạnh, đổ mồ hôi, nằm nghiêng hoặc sấp, ăn các thức ăn khó tiêu, cay nóng hoặc sử dụng các chất kích thích. 
  • Không sử dụng kính mắt: Bởi lẽ kính mắt có thể tạo áp lực trực tiếp lên mũi, gây biến dạng và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Nếu bị cận nên sử dụng các loại kính áp tròng. Thường thì những người bị cận nặng không được khuyến khích nâng mũi vì rất dễ bị ảnh hưởng.
  • Kiêng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể làm tăng sưng và gây tổn thương cho da mới lành, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Song song với đó, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ do mỗi trường hợp, mỗi cá nhân đều có những lưu ý riêng và sự khác biệt về độ nhanh – chậm trong phục hồi.

3. 1 tháng sau nâng mũi kiêng gì?

Ở giai đoạn này vết thương đã hết đau và gần như hồi phục hoàn toàn (tùy từng trường hợp). Lúc này, bạn có thể tăng dần cường độ vận động để cơ thể dần dần thích nghi cũng như ngăn ngừa tổn thương cho mũi. Ở giai đoạn này các kiêng kỵ không nhiều nhưng bạn vẫn nên tránh các tác động vật lý tới vùng mũi như:

  • Tránh nằm sấp và hạn chế nằm nghiêng quá nhiều bởi có thể tạo áp lực không đồng đều lên hai bên mũi, gây ảnh hưởng đến hình dáng và kết quả cuối cùng. Bên cạnh đó tránh sử dụng gối quá cao.
  • Tránh xoa bóp, ấn mạnh vào mũi vì có thể gây ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng
  • Cân nhắc khi đeo kính vì kính nặng, đeo kính không phù hợp hoặc sai cách vẫn có thể ảnh hưởng tới dáng mũi
  • Tiếp tục kiêng một số loại thực phẩm không tốt cho vết thương trong ít nhất 1 tháng tiếp theo. 

Cụ thể hơn, trong phần tiếp theo, Keangnam Korea sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi thường gặp về “nâng mũi kiêng ăn gì” và “nâng mũi nên ăn gì” để mang lại hiệu quả tốt nhất!

Những kiêng cữ trong chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật thẩm mỹ vùng mũi

1. Nâng mũi kiêng ăn gì?

Sau khi nâng mũi, cần có chế độ kiêng cữ trong ăn uống ít nhất từ 1-2 tháng để tránh các biến chứng “không ai nghĩ tới”. Cụ thể hơn, dưới đây là những món ăn dù “thèm đến mấy” bạn cũng nên cố gắng kiêng khem để bảo vệ thành quả cuối cùng một cách tốt nhất:

  • Kiêng ăn thực phẩm cay: Thực phẩm cay có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, tăng huyết áp, và gây ra tình trạng hắt hơi. Nên hạn chế ăn các món ăn cay như ớt và cà ri để tránh làm tăng sưng và khó chịu.
  • Kiêng ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Trong quá trình hồi phục, mô mũi của bạn sẽ rất nhạy cảm. Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm gia tăng sự khó chịu và kích ứng. Tránh các món như kem và thực phẩm đông lạnh khác. Nếu ăn súp, hãy để nguội một chút trước khi ăn.
  • Kiêng ăn thực phẩm nhiều muối hoặc món ăn nêm quá mặn: Muối có thể làm tăng giữ nước và làm tăng tình trạng sưng tấy của mô mũi, gây cản trở quá trình hồi phục. Tránh các thực phẩm đóng hộp hoặc thực phẩm hun khói có hàm lượng muối cao, các món ăn vặt mặn như khoai tây chiên, hoặc phô mai mặn… 
  • Kiêng ăn thực phẩm cứng: Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bạn nên tránh nhai nhiều. Cử động liên tục của hàm có thể làm tăng tình trạng sưng tấy ở khu vực mũi, và các loại thực phẩm khó nhai có thể gây khó khăn khi nuốt, đặc biệt khi mũi bị nghẹt. Do đó, bạn nên kiêng các thực phẩm cần nhai nhiều như kẹo cao su, kẹo cứng, rau củ sống như cà rốt, thịt bò bít tết, các loại hạt, các loại bánh cứng và các loại thịt khô.

Ngoài ra bạn cũng nên kiêng ăn các loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ hay để lại sẹo như quan niệm truyền thống: 

  • Kiêng ăn thịt bò: Có thể dẫn tới sẹo lồi, màu da không đồng đều gây mất thẩm mỹ. Tùy từng cơ địa mà nên kiêng thịt bò ít nhất 1 tháng cho đến khi hoàn toàn phục hồi
  • Kiêng ăn hải sản: Các loại hải sản như cua, tôm, mực, hàu, hàu, sứa… có thể gây ngứa, tiết dịch và làm nặng vết thương hơn.
  • Kiêng ăn rau muống: Vì có thể dẫn tới sẹo lồi
  • Kiêng ăn đồ nếp: Vì có thể gây nguy cơ nhiễm trùng

2. Sau khi nâng mũi nên ăn gì?

Sau khi nâng mũi nên ăn gì?
Cẩn trọng trong lựa chọn thực đơn sẽ giúp mau chóng bình phục hơn

Quá trình phục hồi sau nâng mũi đòi hỏi không chỉ nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tâm lý tích cực và dùng thuốc theo chỉ định, mà còn cần cung cấp đúng dưỡng chất để thúc đẩy quá trình lành vết thương. 

Nên ăn gì ngày đầu sau khi nâng mũi?

Vào ngày phẫu thuật, bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn trong suốt mười hai giờ. Điều này là cần thiết để dạ dày của bạn có thể nghỉ ngơi khi thuốc gây mê tan hết và cũng để các mô mũi có thời gian hồi phục sau khi các vết mổ đã được khâu lại.

Tuy vậy các thực phẩm dạng lỏng vẫn có thể sử dụng, tùy theo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ. 

Khi qua 12 tiếng, bạn nên chọn những món ăn “nhẹ” cho dạ dày. Tránh những thực phẩm có thể gây buồn nôn và tránh các món ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Nên ưu tiên các loại cháo, cháo yến mạch để nguội để hỗ trợ hồi sức nhanh và thân thiện cho hệ tiêu hóa.

Nên ăn gì trong tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật nâng mũi?

Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Mũi của bạn có thể bị nghẹt trong thời gian này, điều này có thể gây khó chịu. Vì thế nên tránh ăn những món có thể làm tăng sự tích tụ chất nhầy và làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi, chẳng hạn như thực phẩm nóng hoặc cay.

Bạn có thể ăn các thực phẩm mềm như súp thịt hoặc rau củ. Khoai tây, mì ý, salad, và các loại thịt mềm (không cần nhai nhiều) là những lựa chọn tốt. Ngoài ra, trong thời gian này, việc uống nhiều nước rất quan trọng, vì vậy hãy tránh các đồ uống có caffeine như trà, cà phê, hoặc soda vì chúng có thể gây mất nước. 

Nên ăn gì trong tháng đầu tiên sau khi phẫu thuật nâng mũi?

Dưới đây là danh sách các thực phẩm có lợi trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật mũi:

  • Ăn thực phẩm giàu protein: Protein là thành phần quan trọng cho việc sửa chữa mô sau phẫu thuật. Các loại thực phẩm có thể ăn bao gồm: thịt nạc (gà, gà tây), cá (cá hồi, cá ngừ), các loại đậu (đậu nành, đậu đen đậu lăng, đậu phụ), 
  • Ăn trái cây mềm và các loại rau giàu sắc màu: Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và thúc đẩy phục hồi. Các gợi ý phổ biến bao gồm trái cây mềm (dâu, cam, kiwi, việt quất), rau (cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, ớt chuông)
  • Ăn bổ sung các chất béo thiết yếu: Ví dụ bơ, hạt chia, hạt lanh và dầu ô liu để giúp giảm viêm và tốt cho sức khỏe tổng thể
  • Ăn tăng cường bổ sung Vitamin C: Bởi đây là chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen và lành vết thương. (Ưu tiên các loại trái cây có múi).

3. Tổng hợp câu hỏi thường gặp về thực đơn sau khi nâng mũi

Dưới đây là danh sách những câu hỏi thường gặp về những món ăn nên hay không nên ăn sau khi nâng mũi được tổng hợp từ nhiều nguồn. Cùng tham khảo nhanh nhé:

  • Nâng mũi uống nước dừa được không: Nâng mũi xong không nên uống nước dừa và nước rau má ngay do theo quan điểm phương Đông, đây là các loại nước có tính Hàn, không tốt cho vết thương. Thay vào đó bạn nên uống nhiều nước lọc hoặc các nước ép giàu vitamin C như dứa (thơm) hoặc nước cam để hỗ trợ vết thương nhanh lành.
  • Nâng mũi uống trà sữa được không: Không vì trà sữa chứa nhiều đường và chất béo không tốt cho quá trình lành vết thương. Đường có thể gây viêm nhiễm và làm chậm quá trình hồi phục. Bên cạnh đó trà cũng là chất gây mất nước, trái ngược với nhu cầu hiện tại của cơ thể. 
  • Nâng mũi ăn bắp được không: Chỉ nên ăn bắp đã tách hạt bởi nếu “gặm” sẽ có phần tác động đến mũi, không tốt cho quá trình hồi phục.
  • Nâng mũi ăn mì tôm được không: Sau khi nâng mũi không nên mì tôm vì đây thường là thực phẩm cay nóng và khá mặn.
  • Nâng mũi ăn trứng được không: Theo nhiều ý kiến chuyên gia, bạn nên tránh ăn trứng trong ít nhất 3-4 tuần bởi các loại trứng có thể gây ngứa ngáy cho vết thương.
  • Nâng mũi ăn ếch được không: Nên tuyệt đối kiêng cho đến khi bình phục hoàn toàn vì có khả năng gây nhiễm trùng.
  • Nâng mũi ăn ốc được không: Không vì có thể gây kích ứng và nhiễm trùng. Bên cạnh đó ốc cũng có tính hàn, không tốt cho người vừa phẫu thuật nâng mũi.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp toàn bộ những băn khoăn về “nâng mũi kiêng gì” trong ăn uống và sinh hoạt.  

*Nguồn tham khảo:

  • https://centreforsurgery.com/recovery-after-rhinoplasty-top-tips
  • https://www.berkeleysquaremedical.com/eating-after-rhinoplasty

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nâng mũi thường là quyết định được suy tính kỹ càng sau một thời gian dài bởi đây là vị trí ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể gương mặt. Tuy vậy nhiều người vẫn e ngại trước những bất

Bên cạnh những lợi ích thẩm mỹ, hậu quả của nâng mũi khi về già cũng là một trong những điều khách hàng cần biết trước khi quyết định thực hiện. Theo thời gian, quá trình lão hóa tự nhiên

Bạn đang phân vân liệu có nên sửa mũi hay không? Hãy tham khảo ngay bài viết này của Keangnam Korea để khám phá những lý do khiến nâng mũi, cũng như các khuyến cáo từ chuyên gia, giúp khách

Giá nâng mũi luôn là một trong những vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm trước khi quyết định thực hiện thay đổi ngoại hình. Vậy trung bình chi phí cho dịch vụ này như thế nào tại

Sửa mũi và cắt mắt là 2 phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay, do vị trí bộ phận ở trung tâm gương mặt, tăng hiệu quả cải thiện dung mạo. Tuy nhiên, nên thực hiện cái

Các dịch vụ phẫu thuật nâng mũi tại Keangnam Korea tối ưu và an toàn cho đa dạng đối tượng, khắc phục hoàn hảo các khuyết điểm như sống mũi thấp, đầu to, cánh bè… Tùy từng tình trạng mà

Đăng kí bác sĩ tư vấn

7 + 3 =
Tư vấn 24/7 hotline:
Form Icon

Đặt lịch tư vấn

Form Icon

Đăng ký tư vấn

Form Icon

Đăng ký nhận ưu đãi

1
Chat ngay
Tư vấn miễn phí