Nâng mũi cấu trúc là một trong những phương pháp thẩm mỹ cao cấp, không chỉ giúp cải thiện dáng mũi mà còn tái cấu trúc toàn bộ, mang lại vẻ đẹp hài hòa, tự nhiên. Tùy thuộc vào đặc điểm và nhu cầu của mỗi người, các phương pháp nâng mũi cấu trúc được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Trong bài viết này, Keangnam Korea sẽ cùng các bạn tìm hiểu nâng mũi cấu trúc là gì, các loại nâng mũi và nhược điểm, ưu điểm của nâng mũi cấu trúc.
Nội dung
Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật thẩm mỹ can thiệp sâu vào cấu trúc mũi, bao gồm sống mũi, đầu mũi, và trụ mũi. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp cần chỉnh sửa toàn diện, khắc phục các khuyết điểm phức tạp như mũi gồ, lệch, hoặc đầu mũi thô.
Sự khác biệt lớn nhất của nâng mũi cấu trúc so với các phương pháp truyền thống là khả năng sử dụng linh hoạt các loại sụn sinh học hoặc sụn tự thân, đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ lâu dài.
Chi tiết 5 phương pháp nâng mũi cấu trúc phổ biến
1. Nâng mũi bằng sụn sinh học
- Phương pháp thực hiện: Sụn sinh học vật liệu y tế cao cấp, được thiết kế với cấu trúc linh hoạt và bề mặt siêu mịn. Trong phẫu thuật nâng mụn, có 2 loại sườn sinh học thường được sử dụng:
- Sụn FlexiForm: Được làm từ chất liệu mềm dẻo, có khả năng uốn cong tốt, giúp tạo hình mũi tự nhiên hơn. FlexiForm có độ bền cao và khả năng thích nghi với cơ thể, giảm thiểu tình trạng lộ sụn.
- Sụn Surgiform: Là loại sụn cứng hơn so với FlexiForm, thích hợp để tạo sống mũi thẳng và sắc nét. Surgiform ít linh hoạt hơn nhưng có độ ổn định lâu dài hơn.
- Đặc điểm nổi bật: Sụn sinh học có khả năng tương thích sinh học cao, không gây kích ứng hoặc đào thải, đồng thời giữ được form dáng mũi tự nhiên trong thời gian dài.
- Đối tượng phù hợp: Những người có nhu cầu chỉnh sửa dáng mũi nhẹ hoặc lần đầu nâng mũi, muốn đảm bảo tính an toàn và tự nhiên.
2. Nâng mũi sụn sườn tự thân
- Phương pháp thực hiện: là phương pháp sử dụng sụn tự nhiên từ cơ thể người thực hiện, thường kết hợp giữa sụn sườn và sụn tai để tạo hình và nâng cao mũi:
- Lấy sụn sườn: Chuyên gia sẽ lấy sụn từ sườn (thường từ sườn số 6 hoặc 7) để làm sống mũi hoặc trụ mũi. Sụn sườn có tính chất dài, thẳng, chắc chắn, thích hợp với những ca mũi có cấu trúc phức tạp hoặc cần chỉnh sửa đáng kể.
- Lấy sụn tai: Sụn tai mềm mại, dễ uốn nắn, thường được dùng để bảo vệ đầu mũi, giảm nguy cơ lộ sụn hoặc bóng đỏ đầu mũi. Sụn tai cũng giúp duy trì hình dáng tự nhiên cho mũi sau phẫu thuật.
- Đặc điểm nổi bật: Vì sử dụng sụn tự thân, phương pháp này giảm thiểu rủi ro dị ứng, đào thải sụn, và có độ an toàn cao. Với phương pháp này, mũi được tạo hình mũi tự nhiên, dáng mũi mềm mại, hạn chế hiện tượng cứng nhắc hay giả tạo.
- Đối tượng phù hợp: Phương pháp nâng mũi cấu trúc bằng sụn sườn tự thân phù hợp với những người có dáng mũi thấp, mũi ngắn, hếch, hoặc từng gặp biến chứng và cần tái phẫu thuật, đặc biệt trong trường hợp sụn vách ngăn yếu; hoặc những người có cơ địa nhạy cảm với sụn nhân tạo.
→ Có thể bạn quan tâm: 8 Điều cần biết khi nâng mũi cấu trúc sụn tai
3. Nâng mũi cấu trúc S-line
- Phương pháp thực hiện: Nâng mũi cấu trúc S-line tạo hình dáng mũi cong nhẹ nhàng, mềm mại, hài hòa với các đường nét gương mặt. Phương pháp này sử dụng sụn sinh học nâng cao sống mũi và sụn tự thân để bảo vệ đầu mũi.
- Đặc điểm nổi bật: Dáng mũi S-line phù hợp với chuẩn thẩm mỹ Á Đông, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và cân đối.
- Đối tượng phù hợp: Những người có dáng mặt thanh tú, nhỏ nhắn, yêu thích phong cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Đặc biệt phù hợp với những người bị lệch sống mũi, mũi ngắn, thấp, tẹt, hếch; vách ngăn mũi vẹo, không cân đối; hoặc mũi bị tổn thương do tai nạn hoặc hậu quả từ phẫu thuật thất bại.
4. Nâng mũi siêu cấu trúc
- Phương pháp thực hiện: Phương pháp nâng mũi siêu cấu trúc là giải pháp toàn diện nhất, can thiệp vào toàn bộ cấu trúc mũi, bao gồm sống mũi, đầu mũi và trụ mũi. Bác sĩ sử dụng cả sụn tự thân (sụn sườn, sụn tai) và sụn sinh học để tái tạo và cố định dáng mũi.
- Đặc điểm nổi bật: Phương pháp này phù hợp với những người có mũi bị biến dạng nghiêm trọng, cần tái cấu trúc hoàn toàn.
- Đối tượng phù hợp: Phù hợp với mũi có nhiều khuyết điểm như sóng mũi thấp; cánh mũi, đầu mũi, lỗ mũi thô, mũi có kích thước không hài hòa với khuôn mặt. Hoặc những ai mong muốn sở hữu sống mũi cao, đầu mũi hơi dài nhẹ, cánh mũi thon gọn, để tổng thể đường nét trên gương mặt được tự nhiên hơn.
5. Nâng mũi bán cấu trúc
- Phương pháp thực hiện: Nâng mũi bán cấu trúc tập trung vào chỉnh sửa một phần của mũi, thường là sống mũi và đầu mũi, mà không can thiệp sâu vào trụ mũi. Chất liệu sử dụng bao gồm sụn sinh học và sụn tai.
- Đặc điểm nổi bật: Quy trình thực hiện đơn giản, thời gian hồi phục nhanh, phù hợp với các ca chỉnh sửa nhẹ.
- Đối tượng phù hợp: Những người có dáng mũi khá ổn định, chỉ cần cải thiện về chiều cao sống mũi hoặc hình dáng đầu mũi.
Bảng tóm tắt nhược điểm, ưu điểm của nâng mũi cấu trúc
Vậy ưu và nhược điểm của các loại nâng mũi cấu trúc là gì? Bảng tóm tắt ngắn gọn dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định thẩm mỹ thông qua các thông tin tổng quan, hữu ích:
Phương pháp | Ưu điểm | Nhược điểm |
Nâng mũi bằng sụn sinh học | – Chi phí hợp lý.- Dễ dàng định hình dáng mũi.- Thời gian thực hiện nhanh chóng. | – Có thể xảy ra tình trạng đào thải sụn trong quá trình hồi phục. – Độ bền kém hơn sụn tự thân, dễ bị biến dạng theo thời gian. |
Nâng mũi sụn sườn tự thân | – Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc sụn sườn tự thân là giảm tối đa nguy cơ dị ứng (thậm chí là không dị ứng)- Hiệu quả lâu dài và tự nhiên.- Phù hợp cho các trường hợp mũi tổn thương hoặc khuyết điểm nặng. | – Quá trình lấy sụn phức tạp, có thể để lại sẹo ở vùng lấy sụn. – Chi phí cao, phẫu thuật phức tạp, thời gian hồi phục lâu. |
Nâng mũi cấu trúc S-line | – Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc S-line là kết hợp giữa sụn nhân tạo và sụn tự thân nên mũi ít bị biến dạng và có độ bền cao. – Tạo dáng mũi mềm mại, cong tự nhiên, thích hợp với khuôn mặt Á Đông. | – Yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao, không phù hợp với những trường hợp mũi quá phức tạp.- Thời gian hồi phục lâu, dễ bị sưng sau phẫu thuật. |
Nâng mũi siêu cấu trúc | – Tạo hình mũi hoàn hảo với sự kết hợp đa dạng giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo. – Định hình dáng mũi chắc chắn, ổn định.- Giải quyết các vấn đề mũi phức tạp như vách ngăn yếu.- Hiệu quả thẩm mỹ và an toàn cao. | – Phương pháp phức tạp, yêu cầu tay nghề bác sĩ cao, thời gian hồi phục lâu.- Chi phí cao, đòi hỏi quá trình chăm sóc hậu phẫu cẩn thận. |
Nâng mũi bán cấu trúc | – Kết quả tự nhiên, nhẹ nhàng, tạo sự hài hòa với khuôn mặt, phù hợp với người có nhu cầu chỉnh sửa nhẹ.- Thời gian phẫu thuật nhanh, ít sưng tấy, phục hồi nhanh chóng. | – Không thể chỉnh sửa mũi quá lớn hoặc mũi có khiếm khuyết phức tạp. – Kết quả không bền vững như các phương pháp sử dụng sụn tự thân. |
Tóm lại, mỗi phương pháp nâng mũi cấu trúc đều có những đặc điểm riêng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Để đạt kết quả thẩm mỹ tốt nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân. Đừng quên tham khảo ý kiến của chuyên gia để đưa ra quyết định đúng đắn.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN
Có thể bạn quan tâm: